Tăng Nhãn Áp Cấp Tính: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa

Chia sẻ

Tăng nhãn áp cấp tính được xem là một tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến thị giác lẫn sức khỏe của bệnh nhân. Trên thực tế, diễn tiến của bệnh khá nhanh chỉ trong vài tiếng đồng hồ và nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh có khả năng đối diện với những nguy cơ như hỏng dây thần kinh thị giác hoặc mất thị lực. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ đề cập một số thông tin liên quan đến bệnh lý này để mọi người cùng tham khảo.

Tăng nhãn áp cấp tính là bệnh gì?

Tăng nhãn áp là một bệnh lý về mắt, xảy ra khi thủy dịch ở góc mắt bị tắc nghẽn và không thoát ra được. Trong đó, tăng nhãn áp cấp tính lại là một vấn đề khá nguy cấp, ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân. Tình trạng cấp tính của bệnh sẽ làm cho áp lực bên trong mắt (áp lực nội nhãn hoặc hoặc IOP – Intraocular Pressure) của bệnh nhân tăng nhanh và đột ngột trong vòng vài giờ. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các trường hợp mất thị lực hoàn toàn trên thế giới.

Tăng nhãn áp cấp tính là bệnh gì?
Tăng nhãn áp cấp tính là bệnh gì?

Nguyên nhân của tăng nhãn áp cấp tính

Tăng nhãn áp cấp tính nhìn chung vẫn có nguyên nhân khởi phát giống với bệnh tăng nhãn áp: hệ thống thủy dịch góc mắt bị tắc nghẽn. Cụ thể, chất thủy dịch lỏng có thể chảy ra khỏi mắt qua một hệ thống trong góc mắt. Hệ thống này tồn tại trong một lưới mô nằm giữa mống mắt và giác mạc của chúng ta. Khi mống mắt và giác mạc di chuyển lại gần nhau thì sẽ xảy ra hiện tượng “đóng góc” giữa hai bộ phận này.

Quá trình “đóng góc” này diễn ra một cách đột ngột dẫn đến việc tăng nhãn áp cấp tính, bệnh nhân sẽ bị đau rát mắt khá nghiêm trọng. Áp lực tích tụ khi thủy dịch không thể thoát ra bên ngoài có thể làm hỏng các dây thần kinh trong hệ thần kinh thị giác. Nếu không điều trị kịp thời có thể làm bệnh nhân mất khả năng thị lực hoàn toàn.

Một số triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp cấp tính

Khi bệnh nhân đột ngột bị tăng nhãn áp, mắt của bệnh nhân sẽ to hơn một cách bất thường vì áp lực trong mắt làm đồng tử giãn ra rất nhanh. Bệnh nhân sẽ bắt đầu bị đau mắt và đau đầu rất dữ dội, buồn nôn hoặc nôn tháo, thị lực kém hẳn, mắt đỏ, đồng tử ở 2 mắt có kích thước khác nhau. Thậm chí ở những tình trạng nặng hơn, bệnh nhân còn có thể bị mất thị lực tạm thời.

Một số triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp cấp tính
Một số triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp cấp tính

Những điều này sẽ xuất hiện khi người bệnh đi vào một căn phòng tối hoặc có trạng thái quá phấn khích và căng thẳng. Trên thực tế, nếu bệnh nhân có một số điều kiện sức khỏe không tốt, cụ thể như đục thủy tinh thể, thiếu máu cục bộ mắt, viêm mắt, viễn thị,… cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng bệnh này. Theo các báo cáo y tế, phụ nữ có khả năng mắc phải bệnh tăng nhãn áp cao hơn nam giới gấp 4 lần.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Nếu như có một số triệu chứng nêu trên, bệnh nhân cần phải sắp xếp đến gặp bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt để can thiệp điều trị vì đây là trường hợp khẩn cấp, có thể ảnh hưởng đến khả năng thị giác. Bác sĩ có thể cho bệnh nhân thực hiện một số bài kiểm tra như sau:

  • Soi mắt: bác sĩ dùng một thấu kính với kính hiển vi (đèn khe) để nhìn vào mắt bệnh nhân. Chùm ánh sáng này sẽ kiểm tra khoảng cách giữa mống mắt và giác mạc xem thủy dịch có thoát ra được hay không.
  • Soi đáy mắt: Bác sĩ kiểm tra tổn thương hệ thống dây thần kinh thị giác bằng một thiết bị chiếu sáng nhỏ.
  • Xét nghiệm Tonometry: dùng để đo áp lực bên trong mắt của bệnh nhân khi nhận thấy đồng tử giãn bất thường.

Tùy vào tình trạng cụ thể ở từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đề xuất những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trước tiên có thể là dùng thuốc nhỏ mắt để làm giảm áp lực cho mắt, hạn chế vấn đề đồng tử giãn. Tuy nhiên, đây chỉ là một cách giải quyết mang tính tạm thời.

Tùy vào tình trạng cụ thể ở từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đề xuất những phương pháp điều trị phù hợp nhất
Tùy vào tình trạng cụ thể ở từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đề xuất những phương pháp điều trị phù hợp nhất

Bệnh nhân bị chứng tăng nhãn áp cấp tính có thể được chỉ định phẫu thuật để kéo khoảng cách giữa mống mắt và giác mạc rộng ra nhằm giúp hệ thống thoát thủy dịch không bị tắc nghẽn. Trong một số trường hợp, khi bệnh nhân chỉ bị tăng nhãn áp đột ngột  ở 1 mắt thì bác sĩ vẫn sẽ khuyến cáo điều trị cho cả 2 mắt vì tỉ lệ mắc bệnh này ở cả 2 mắt là rất cao, có thể là do 1 mắt còn lại chưa có triệu chứng rõ ràng.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tham khảo và sử dụng các loại sản phẩm dược thảo có nguồn gốc tự nhiên để cải thiện tình trạng tăng nhãn áp nói chung. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bệnh nhân Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBe gồm Beta Care All và Bilberry – một bộ sản phẩm có khả năng làm thông hệ thống thủy dịch, góp phần hạ nhãn áp và bảo vệ các mạch máu trong hệ thần kinh thị giác. Đồng thời, bệnh nhân cần chủ động cải thiện sức khỏe của mình bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế thức khuya và không sử dụng các thiết bị di động liên tục; bổ sung các loại chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống ăn uống hàng ngày,…

Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBe
Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBe

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh tăng nhãn áp cấp tính mà chúng tôi đã tổng hợp để bệnh nhân tham khảo. Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBe, mọi người vui lòng liên hệ với PyLoRa qua Hotline: 0909 748 517 để được hỗ trợ.

Nguồn: PyLoBe.com

>>> XEM THÊM: 5 Loại Thuốc Chữa Tăng Nhãn Áp Hiệu Quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.